Pác Ngòi là một thôn thuộc xã Nam Mẫu, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn. Trong thôn hiện còn lưu giữ được 36 ngôi nhà sàn, trong đó có 20 nhà sàn cổ.
Hiện nay, những nếp nhà sàn truyền thống, những di sản văn hóa đặc sắc không chỉ được chính người dân địa phương có ý thức bảo tồn, giữ gìn mà trong thời gian gần đây, từ các Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Kạn đã xây dựng và triển khai thực hiện “Dự án bảo tồn và phát triển Làng văn hóa truyền thống bản Pác Ngòi”. Thông qua dự án, bản Pác Ngòi đã và đang được đầu tư, cải tạo, xây dựng các tiểu dự án nhỏ nhằm tiếp tục bảo tồn giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể địa phương, cụ thể như: Xây dựng Nhà Văn hóa cộng đồng, đầu tư các trang thiết bị cho Nhà Văn hóa cộng đồng, bảo tồn cảnh quan môi trường sinh thái, hỗ trợ tôn tạo các nhà sàn cổ…
Pác Ngòi còn được biết đến với nghề dệt thổ cẩm truyền thống, bà La Thị Mạc - người đã có gần 40 năm gắn bó với nghề dệt trong bản cho biết: Nghề dệt thổ cẩm truyền thống cổ xưa của người Tày thường dùng nhiều loại khung dệt khác nhau, nhưng khung dệt phổ biến nhất ở Pác Ngòi là loại khung gỗ có chiều dài 2m, rộng 0,8m. Khi sử dụng phải kết hợp cả hai tay, hai chân. Loại khung này chủ yếu dệt được vải có khổ hẹp (chiều khung ngang từ 40cm đến 50cm), nhưng chiều dài có thể lên tới bao nhiêu cũng được. Tuy nhiên, để dệt được một tấm thổ cẩm may áo, khăn, địu… rất công phu. Trước hết người thợ phải lấy cây tràm về, chặt ra rồi ủ với nước vôi khoảng 1 tuần, sau đó lọc lấy nước để nhuộm.
Hiện thôn có 70 hộ, với 380 nhân khẩu, chủ yếu sống bằng nghề nông nghiệp, chài lưới và là một trong những thôn mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc Tày. Để đưa Pác Ngòi từ một làng thuần nông, văn hóa truyền thống đang bị mai một trở thành thôn văn hóa, du lịch điển hình, năm 2005, tỉnh Bắc Kạn đã đầu tư hơn 6,3 tỷ đồng thực hiện dự án bảo tồn nét đẹp văn hóa truyền thống độc đáo của người 48 triệu đồng để tu bổ lại. Không dấu được niềm vui sau khi ngôi nhà sửa xong, ông Hợp, một người dân trong bản cho biết: “Trước đây gia đình luôn lo lắng và băn khoăn, mái nhà thì dột, cột bị mọt, hư hỏng, mỗi trận mưa cả nhà lại phải căng bạt và lấy chậu hứng nước, mà sửa lại thì không lấy đâu ra tiền. Gia đình nhiều khi bane khoăng lắm, nhiều lúc tôi định bán nhà đi cho những dân chơi nhà cổ ở nơi khác để lấy tiền xây lại ngôi nhà bằng gạch vữa, nhưng lại tiếc vì ngôi nhà là kỷ niệm và niềm tự hào của mọi người trong gia đình”.
Song song với việc tu bổ lại những ngôi nhà cổ xuống cấp, dự án còn quy hoạch vùng trồng cây bông, chàm; tổ chức các lớp truyền nghề dệt; hỗ trợ người dân mua khung dệt... Cũng nhờ đó, nghề dệt đang phục hồi dần, nhiều mẫu mã mới đã được người dân sáng tạo để đáp ứng nhu cầu khách hàng. để bảo tồn vốn văn nghệ dân gian của dân tộc và phục vụ đời sống tinh thần của nhân dân cũng như sẵn sàng phục vụ khách du lịch, Pác Ngòi đã thành lập ra một đội văn nghệ, do nghệ nhân Triệu Văn Thư, là người giỏi về hát then, chơi các nhạc cụ như: sáo, khèn làm tổ trưởng. Đội văn nghệ ngoài phục vụ làng mỗi khi có việc, còn tổ chức phục vụ khách du lịch thăm quan hồ Ba Bể, với kinh phí 300 nghìn đồng/lần biểu diễn. Ông Hứa Văn Canh, trưởng thôn Pác Ngòi cho biết: “Là một trong những thôn của tỉnh có dự án xây dựng thành công Làng văn hóa. Theo dự án này bên cạnh việc giữ gìn những phong tục tập quán tốt đẹp thì sẽ khôi phục và phát huy các nghề truyền thống đậm bản sắc dân tộc như: đóng thuyền độc mộc, đan chài lưới, dệt thổ cẩm, nấu rượu v.v… Mặt khác các hạng mục cơ sở hạ tầng của thôn Pác Ngòi cũng được xây dựng khang trang, kiên cố. Trước hết là con đường trải nhựa chạy xuyên suôt toàn thôn và Nhà Văn hóa thôn với kinh phí đầu tư trên 1 tỷ đồng. Vừa qua thôn đã làm lễ khánh thành Nhà Văn hóa rất vui, hiện nay Nhà Văn hóa đã trở thành nơi diễn ra các hoạt động, sinh hoạt VHVN. Nhà nước cũng hỗ trợ người dân làm nhà vệ sinh theo tiêu chuẩn đảm bảo vệ sinh môi trường”.
Hiện thôn có 70 hộ, với 380 nhân khẩu, chủ yếu sống bằng nghề nông nghiệp, chài lưới và là một trong những thôn mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc Tày. Để đưa Pác Ngòi từ một làng thuần nông, văn hóa truyền thống đang bị mai một trở thành thôn văn hóa, du lịch điển hình, năm 2005, tỉnh Bắc Kạn đã đầu tư hơn 6,3 tỷ đồng thực hiện dự án bảo tồn nét đẹp văn hóa truyền thống độc đáo của người 48 triệu đồng để tu bổ lại. Không dấu được niềm vui sau khi ngôi nhà sửa xong, ông Hợp, một người dân trong bản cho biết: “Trước đây gia đình luôn lo lắng và băn khoăn, mái nhà thì dột, cột bị mọt, hư hỏng, mỗi trận mưa cả nhà lại phải căng bạt và lấy chậu hứng nước, mà sửa lại thì không lấy đâu ra tiền. Gia đình nhiều khi bane khoăng lắm, nhiều lúc tôi định bán nhà đi cho những dân chơi nhà cổ ở nơi khác để lấy tiền xây lại ngôi nhà bằng gạch vữa, nhưng lại tiếc vì ngôi nhà là kỷ niệm và niềm tự hào của mọi người trong gia đình”.
Song song với việc tu bổ lại những ngôi nhà cổ xuống cấp, dự án còn quy hoạch vùng trồng cây bông, chàm; tổ chức các lớp truyền nghề dệt; hỗ trợ người dân mua khung dệt... Cũng nhờ đó, nghề dệt đang phục hồi dần, nhiều mẫu mã mới đã được người dân sáng tạo để đáp ứng nhu cầu khách hàng. để bảo tồn vốn văn nghệ dân gian của dân tộc và phục vụ đời sống tinh thần của nhân dân cũng như sẵn sàng phục vụ khách du lịch, Pác Ngòi đã thành lập ra một đội văn nghệ, do nghệ nhân Triệu Văn Thư, là người giỏi về hát then, chơi các nhạc cụ như: sáo, khèn làm tổ trưởng. Đội văn nghệ ngoài phục vụ làng mỗi khi có việc, còn tổ chức phục vụ khách du lịch thăm quan hồ Ba Bể, với kinh phí 300 nghìn đồng/lần biểu diễn. Ông Hứa Văn Canh, trưởng thôn Pác Ngòi cho biết: “Là một trong những thôn của tỉnh có dự án xây dựng thành công Làng văn hóa. Theo dự án này bên cạnh việc giữ gìn những phong tục tập quán tốt đẹp thì sẽ khôi phục và phát huy các nghề truyền thống đậm bản sắc dân tộc như: đóng thuyền độc mộc, đan chài lưới, dệt thổ cẩm, nấu rượu v.v… Mặt khác các hạng mục cơ sở hạ tầng của thôn Pác Ngòi cũng được xây dựng khang trang, kiên cố. Trước hết là con đường trải nhựa chạy xuyên suôt toàn thôn và Nhà Văn hóa thôn với kinh phí đầu tư trên 1 tỷ đồng. Vừa qua thôn đã làm lễ khánh thành Nhà Văn hóa rất vui, hiện nay Nhà Văn hóa đã trở thành nơi diễn ra các hoạt động, sinh hoạt VHVN. Nhà nước cũng hỗ trợ người dân làm nhà vệ sinh theo tiêu chuẩn đảm bảo vệ sinh môi trường”.
Hiện nay các gia đình trong thôn hầu như đều có nghề phụ làm thêm như: nấu rượu, dệt thổ cẩm, buôn bán dịch vụ, trong thôn không còn hộ đói nghèo, không có đối tượng vi phạm tệ nạn xã hội. Đặc biệt hiện tượng trộm cắp vặt trước đây đã bị xóa bỏ. Các gia đình sống đùm bọc, yêu thương, giúp đỡ nhau khi hoạn nạn. Dân bản biết chia xẻ công việc khi có việc vui, cũng như việc buồn, việc cưới, việc tang v.v…Đây là những điều đáng quý nhất ở dân bản Pác Ngòi. Hiện nay, thôn đã thành lập một đội văn nghệ với 12 diễn viên là những nam, nữ thanh niên say mê các điệu múa, câu hát của dân tộc mình do nghệ nhân Triệu Văn Thư làm đội trưởng. ông Thư là một người rất giỏi về các loại nhạc cụ dân tộc như: kèn, sáo, nhị, đàn tính hát then và đặc biệt là rất nhiệt tình trong các công việc của bản cũng như công việc của đội văn nghệ. Mỗi khi bản có nhu cầu biểu diễn vào những dịp lễ, Tết , ngày kỷ niệm, hoặc đón khách về làm việc, tham quan tại bản, đội văn nghệ lại biểu diễn phục vụ người xem. Bí thư chi đoàn thanh niên của bản là Triệu Thị Thảo, dân tộc Tày và là một thành viên trong đội văn nghệ đã nói với các nhà báo đến thăm quan bản:” Em là người được sinh ra và lớn lên tại bản Pác Ngòi này. Em rất yêu và tự hào về quê hương của mình. Chính ở nơi này mẹ em đã ru em bằng những câu dân ca của quê hương. Những điệu múa chầu, những điệu hát then đã ngấm vào tâm hồn em từ nhỏ. Vì vậy được tham gia đội văn nghệ của bản em rất phấn khởi. Em sẽ cùng với đội văn nghệ của bản sẽ làm cho du khách thấy được vẻ đẹp trong từng điệu then câu hát của dân tộc Tày ở vùng Ba Bể quê hương thân yêu”.Cũng do nhu cầu của du khách khắp nơi muốn đên thăm chiêm ngưỡng Vườn quốc gia Ba Bể ngày một nhiều. Họ cũng muốn nghỉ ngơi, vui chơi tại đây và tìm hiểu thêm về đời sống, phong tục tập quán của các dân tộc. Vài năm gần đây, dân bản Pác Ngòi được sự hướng dẫn của xã đã biết cách phục vụ khách du lịch khi họ đến thăm. Hiện trong bản có 6 gia đình đã tu sửa lại nhà cửa cho sạch đẹp, có đầy đủ tiện nghi để có thể phục vụ khách nghỉ trọ qua đêm. đến với Vườn quốc gia Ba Bể, bạn sẽ luôn được đón tiếp chu đáo, cởi mở và hài lòng.đến Pác Ngòi hôm nay, được đắm mình trong không gian yên bình, kỳ vĩ, được thưởng thức những món ăn dân dã của đồng bào dân tộc Tày nơi đây, và chèo thuyền thưởng ngoạn cảnh đẹp hồ Ba Bể, đó quả thật là kỳ nghỉ vô cùng hấp dẫn.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét